Dùng toàn cây trên mặt đất phơi khô của cây Tía tô (.Perillaocymoides L.), họ Bạc hà (Lamiaceae)
![]() |
Tác dụng chữa bệnh của tía tô |
Bộ phận dùng:
- Tô tử là quả chín phơi khô (dân gian gọi hạt tía tô),
- Tô diệp là lá Tía tô,
- Tô ngạnh là cành tía tô.
a. Tính vị quy kinh:
Cay, ấm vào kinh phế, tỳ.
b. Tác dụng:
Phát tán phong hàn, lý khí.
c. Ứng dụng lâm sàng:
- Chữa cảm mạo do lạnh (tán hàn giải biểu), dùng lá tía tô ăn với cháo nóng. Bài thuốc: Hương tô tán.
- Chữa ho và long đờm.
- Giải uất, chữa tức ngực khó thở (giải uất khoan hung):
+ Do thất tình khí uất gây ngực bụng đầy trướng, khó thở.
- Chữa nôn mửa:
- An thai do thai khí khống điều hoà, ngực bụng đầy trướng, bụng ngực sườn đều đau. Dùng bài Tử tô ẩm (Tử tô, Xuyên khung, Bạch thược, Sâm, Trần bì, Đại phúc bì, Cam thảo).
_ Giải độc: Chữa viêm tuyến vú, ngộ độc thức ăn cua, cá (dùng nước lá tía tô vắt uống).
d. Liều lượng:
6- 12g/ngày.
Dùng lá cây, lá phơi âm can.
đ. Chú ý:
Quả Tía tô(Fructus perillae): Dân gian gọi là hạt, tên thuốc tử tô có tác dụng chữa ho, long đờm, hen.
Cành Tía tô(Ramulus Perillae): Tô ngạnh là cành non, cành già phơi khô có tác dụng kích thích tiêu hoá, đau bụng, lý khí.
Lá Tía tô (Folium Perillae) có tác dụng như toàn cây.
- Nếu để phát tán phong hàn dùng tô diệp, Tô tử.
- Nếu để lý khí, khoan hung, an thai dùng Tô ngạnh.
- Nếu để giải độc cua cá dùng Tô diệp tươi, Tô tử tươi.
- Cẩn thận trọng khi dùng cho người khí hư, biểu hư vì thuốc tán khí mạnh.
Sách cổ viết “ Tử tô tán hàn khí, thanh phế khí khoan trung khí, an thai khí,hạ kết khí, hoá đờm khí nãi trị khí chi thần dược”.