Kinh Túc Thái Dương Bàng Quang - Các huyệt đạo và tác dụng

 Kinh túc thái dương bàng quang là hệ thống huyệt đạo trên cơ thể con người bao gồm 67 huyệt khác nhau. Mỗi huyệt đạo như vậy sẽ nằm ở những vị trí khác nhau và cũng có tác dụng khác nhau trong việc điều trị các căn bệnh và chăm sóc sức khỏe cho con người. Bài viết dưới đây Đông Y trị liệu sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về hệ thống huyệt đạo Kinh Túc thái dương bàng quang và tác dụng cụ thể của các huyệt đạo này nhé.

Mục lục

Một số liệu trình trị liệu trên đường kinh túc thái dương bàng quang:

  • Hồng quang thần cứu thông- Phương pháp đánh bay chứng đau mỏi vai gáy
  • Hồng quang thần cứu cố – giải pháp hiệu quả cho tình trạng đau mỏi lưng
  • Túc Dưỡng Tâm Thang – Massage chân 24 bước chuẩn Đông Y Trung Hoa

Hệ thống huyệt đạo Kinh Túc thái dương bàng quang

Hệ thống huyệt đạo Kinh Túc thái dương bàng quang trên cơ thể con người rất đa dạng với nhiều tác dụng khác nhau trong việc chữa bệnh và nâng cao sức khỏe. Mỗi huyệt đạo trong hệ thống sẽ có tác dụng tới một bộ phận khác nhau của cơ thể. Cụ thể như sau: 

Đường đi của các huyệt đạo Kinh Túc thái dương bàng quang

Các huyệt đạo này sẽ bắt đầu từ đầu mắt, lên trán, sau đó giao hội với mạch Đốc ở đầu. Từ đỉnh đầu tiến đến não, rồi lại ra sau gáy và đi dọc phía trong xương bả vai, kẹp vào hai bên cột sống, đi sâu vào khu vực xương cùng để có thể liên lạc với thận và thuộc về khu vực Bàng quang.

Kinh Túc Thái Dương Bàng Quang - Các huyệt đạo và tác dụng
Kinh túc Thái Dương Bàng Quang - Các huyệt đạo và tác dụng

Phân nhánh của các huyệt đạo Kinh Túc thái dương bàng quang

  • Hệ thống huyệt đạo sẽ phân nhánh từ đỉnh đầu sau đó tách một nhánh ngang đi đến khu vực mỏm tai.
  • Từ vùng thắt lưng sẽ có một nhánh đi song song hai bên cột sống, xuyên mông tiến xuống mặt sau của đùi vào giữa khoeo chân.
  • Từ hai bên khu vực xương bã sẽ tách ra một nhánh để tiếp tục qua vùng vai và đi dọc hai bên cột sống (bên ngoài đường kinh chính), đi đến mấu chuyển lớn, đi dọc bờ ngoài sau đùi và kết hợp với đường trên ở kheo chân để đi ra ở sau mắt cá ngoài (Côn lôn), sau đó dọc theo bờ ngoài của mu chân để đi đến bờ ngoài ngón chân út và nối với kinh Thiếu âm Thận ở vùng chân.

Biểu hiện bệnh lý:

Hệ thống huyệt đạo Kinh Túc thái dương bàng quang có khả năng chứa được nhiều bệnh lý khác nhau nếu người bệnh biết cách bấm huyệt chính xác. Biểu hiện của các bệnh lý có thể trị được thông qua hệ thống huyệt đạo Kinh Túc thái dương bàng quang như sau: 

  • Kinh bị bệnh: Mắt đau, bị chảy nước mắt, nước mũi, máu cam, đầu, gáy, lưng, thắt lưng, cùng cụt, cột sống, mặt sau chi dưới có triệu chứng đau, sốt.
  •  Phủ bị bệnh: Người bệnh đái không thông lợi, đau tức vùng bụng dưới, bị đái dầm.

Tác dụng trị các chứng bệnh

Sử dụng hệ thống huyệt đạo sẽ giúp trị được các chứng bệnh ở mắt, mũi, đầu, gáy, thắt lưng, hậu môn, não, sốt, các bệnh về tạng phủ (sử dụng các huyệt Du sau lưng).

Kinh Túc Thái Dương Bàng Quang - Các huyệt đạo và tác dụng
Kinh Túc Thái Dương Bàng Quang - Các huyệt đạo và tác dụng

Các huyệt đạo cơ bản của Kinh Túc thái dương bàng quang và tác dụng cơ bản

Hệ thống huyệt đạo Kinh Túc thái dương bàng quang có 67 huyệt với vị trí và tác dụng khác nhau. Cụ thể: 

Tinh Minh

  • Vị trí: Nằm cách đầu trong mắt 1 phân, chỗ cộm lên (Đại thành, Tuần kinh). Bạn có thể lấy ở trong khóe mắt trong cách 0,1 tấc.
  • Tác dụng: Khi bấm huyệt này tác dụng taaij chỗ là trị đau mắt đỏ, mắt có màng có mộng, chứng ngứa mắt, mờ mắt, bị quáng gà, bị liệt dây thần kinh VII ngoại biên và teo thần kinh thị lực. 

Toản Trúc

  • Vị trí: Huyệt nằm ở chỗ lõm của đầu lông mày (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành). Lấy huyệt ở chỗ lõm đầu trong của lông mày, thẳng huyệt Tinh minh lên.
  • Tác dụng: Trị chứng bệnh đau mắt đỏ, hoa mắt, chảy nước mắt, bị mờ mắt, giật mắt, đau nhức khó chịu ở vùng trán và đau đầu.

Mi Xung

  • Vị trí: Huyệt mi xung nằm ở vị trí đầu lông mày hướng thẳng lên, nằm giữa huyệt Thần đình và huyệt Khúc sai (Đại thành). Bạn có thể đo từ giữa chân tóc trán lên 0,5 tấc (Thần đình) rồi đo ngang ra 0,5 tấc chính là huyệt Mi Xung. 
  • Tác dụng: Trị chứng đau đầu, hoa mắt và chóng mặt. 

Bấm huyệt Mi Xung trị đau đầu chóng mặt

Bấm huyệt Mi Xung trị đau đầu chóng mặt

Khúc Sai

  • Vị trí: Nằm ở khu vực vào trong chân tóc, cách huyệt Thần đình khoảng 1,5 tấc (Đồng nhân, Phát huy, Đại thành). Có thể đo từ giữa chân tóc lên 0,5 tấc rồi đo ngang ra 1,5 tấc là huyệt.
  • Tác dụng: Khi bấm huyệt này sẽ có tác dụng tại chỗ và theo kinh trị chứng đau trước trán và đỉnh đầu, hoa mắt, đau mắt, ngạt mũi, chảy nước mũi khó chịu. 

Ngũ Xứ

  • Vị trí: Nằm ở huyệt Thượng tinh ngang ra 1,5 tấc (Phát huy, Đại thành). Lấy ở khu vực phía sau huyệt Khúc sai 0,5 tấc.
  • Tác dụng: Tác dụng tại chỗ và theo kinh là trị Đau đầu, hoa mắt; Toàn thân – Co giật

Thừa Quang

  • Vị trí: Huyệt Thừa Quang nằm sau huyệt Ngũ xứ 1,5 tấc (Đồng nhân, Phát huy, Đại thành). Bạn lấy ở sau huyệt Ngũ xứ và mạch Đốc ngang ra 1,5 tấc.
  • Tác dụng: Bấm huyệt tại chỗ và theo kinh giúp trị chứng đau đầu, hoa mắt, ngạt mũi..

Bấm huyệt Thừa Quang trị sổ mũi 

Bấm huyệt Thừa Quang trị sổ mũi

Thông Thiên

  • Vị trí: Nằm ở sau huyệt Thừa quang 1,5 tấc (Giáp ất, Phát huy, Đại thành). Người bệnh lấy huyệt ở phía sau huyệt Thừa quang và ở mạch Đốc ngày ra 1,5 tấc.
  • Tác dụng: Khi bấm huyệt tại chỗ sẽ giúp trị chứng đau đầu, trị hoa mắt, ngạt mũi, chảy nước mũi, sổ mũi.

Lạc Khước 

  • Vị trí: Nằm sau huyệt Thông thiên 1,5 tấc (Giáp ất,Phát huy, Đại thành). Lấy huyệt này ở khu vực phía sau huyệt Thông thiên và ở ngoài mạch Đốc ngang ra 1,5 tấc.
  • Tác dụng: Có tác dụng trị bệnh đau đầu, ù tai, mờ mắt khó chịu. 

Ngọc Chẩm

  • Vị trí: Huyệt Ngọc Chẩm nằm ở sau huyệt Lạc khước 1,5 tấc ở huyệt Não hộ ngang ra 1,5 tấc (Đại thành). Lấy ở khu vực ngang ụ chẩm và ở phía ngoài ụ chẩm 1,5 tấc.
  • Tác dụng: Trị chứng đau đầu tại chỗ; Theo kinh sẽ giúp trị đau mắt, ngạt mũi.

Vị trí của huyệt Ngọc Chẩm trên cơ thể

Vị trí của huyệt Ngọc Chẩm trên cơ thể

Thiên Trụ

  • Vị trí: Nằm ở chỗ trũng giáp chân tóc gáy mé phía ngoài gân lớn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành). Lấy ở khu vực bờ ngoài cơ thang, phía trên chân tóc gáy và ngang huyệt Á môn ra 1,3 tấc.
  • Tác dụng: Tại chỗ giúp trị đau đầu, cứng gáy; Theo kinh giúp trị đau mắt, hoa mắt, ngạt mũi; Toàn thân giúp trị chứng trí nhớ sút kém, suy nhược thần kinh.

Đại Trữ

  • Vị trí: Nằm ở khu vực hai bên xương sống, phía dưới đốt xương sống thứ 1, lấy ngang ra 1,5 tấc. Lấy ở khu vực gặp nhau của đường ngang qua mỏm gai đốt sống lưng 1 và đường thẳng đứng ở phía ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.
  • Tác dụng: Tại chỗ sẽ giúp trị cứng cổ gáy, đau nhức vai; Theo kinh giúp trị chứng đau đầu; Toàn thân giúp trị cảm phong hàn, ho, sốt không có mồ hôi và chứng nhức xương.

Phong Môn

  • Vị trí: Ở khu vực hai bên xương sống phía dưới đốt xương sống thứ 2 ngang ra 1,5 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành). Lấy huyệt này ở điểm gặp nhau của đường ngang qua mỏm gai đốt sống lưng thứ 2 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc khoảng 1,5 tấc.
  • Tác dụng:  Tại chỗ giúp trị đau phần trên lưng; Theo kinh sẽ trị đau cứng gáy, đau đầu; Toàn thân giúp trị cảm mạo, ho, sốt, nóng vùng ngực và còn có thể phòng bệnh cảm mạo.

Huyệt Phong Môn giúp trị đau lưng -- Kinh túc thái dương bàng quang

Huyệt Phong Môn giúp trị đau lưng – Kinh túc thái dương bàng quang

Phế Du (Kinh túc thái dương bàng quang)

  • Vị trí: Nằm ở vị trí hai bên xương sống, phía dưới đốt xương thứ 3, ngang ra khoảng 1,5 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành). Lấy huyệt ở khu vực điểm gặp nhau của đường ngang qua khu vực đầu mỏm gai đốt sống lưng thứ 3 và đường thẳng đứng phía ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.
  • Tác dụng: Tác dụng tại chỗ và theo kinh của huyệt này sẽ trị chứng đau lưng, cứng gáy, vẹo cổ; Tác dụng toàn thân giúp trị bệnh lao phổi, ho, ho ra máu, hen suyễn, sốt âm, ra mồ hôi trộm. 

Quyết Âm Du

  • Vị trí: Nằm ở vị trí hai bên xương sống, phía dưới đốt xương sống thứ 4 ngang ra 1,5 tấc (Đại thành, Đồng nhân). Người bệnh lấy huyệt này ở điểm gặp nhau của đường ngang qua mỏm gai của đốt sống lưng thứ 4 và của đường thẳng đứng ngoài của mạch Đốc 1,5 tấc. 
  • Tác dụng: Khi bấm huyệt đạo này sẽ giúp trị bệnh toàn thân như ho, đau tim, nôn mửa và tức ngực. 

Tâm Du

  • Vị trí: Huyệt Tâm Du nằm ở hai bên của xương sống phía.dưới đốt xương sống thứ 5 ngang ra khoảng 1,5 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy). Lấy huyệt này ở điểm gặp nhau của khu vực đường ngang.qua đầu mỏm gai đốt sống lưng thứ 5 và đường thẳng đứng phía ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.
  • Tác dụng: Tác dụng toàn thân sẽ trị bệnh tim đập mạnh,. =chứng bệnh hồi hộp, hoảng hốt, hay quên, trẻ em chậm nói, ho ra máu, ho lao, nôn, nuốt khó, động kinh.

Huyệt Tâm Du trị bệnh tim mạch - Kinh túc thái dương bàng quang

Huyệt Tâm Du trị bệnh tim mạch – Kinh túc thái dương bàng quang

Đốc Du

  • Vị trí: Huyệt này nằm hai bên xương sống,.phía dưới đốt xương sống thứ 6 ngang ra 1,5 tấc (Đại thành). Lấy huyệt ở khu vực điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai.đốt sống lưng thứ 6 và đường thẳng ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.
  • Tác dụng: Tác dụng tại chỗ khi bấm huyệt.này là trị chứng đau lưng trên còn tác dụng theo kinh sẽ trị chứng đau cứng gáy,.vẹo cổ; Toàn thân giúp trị đau vùng tim, nấc.

Cách Du

  • Vị trí: Huyệt nằm ở khu vực hai bên xương sống,.phía dưới đốt xương sống thứ 7 ngang ra 1,5 tấc (Giáp ất, Đồng nhân,.Phát huy, Đại thành). Lấy huyệt ở điểm gặp nhau của khu vực.đường ngang qua mỏm gai đốt sống lưng thứ 7.và đường thẳng đứng ngoài của mạch Đốc.
  • Tác dụng: Tác dụng theo kinh là trị đau.thắt lưng; Tác dụng toàn thân sẽ trị chứng nấc, kém ăn, sốt không có mồ hôi,.ra mồ hôi trộm, ra nhiều mồ hôi, huyết hư, huyết nhiệt, ho lao.

Can Du

  • Vị trí: Huyệt nằm ở hai bên xương sống,.phía dưới đốt xương sống thứ 9 đi ngang ra 1,5 tấc (Giáp ất, Đồng nhân,.Phát huy). Lấy huyệt điểm gặp nhau của khu vực đường ngang.qua đầu của mỏm gai đốt sống lưng thứ 9 và đường.thẳng đứng ngoài của mạch Đốc 1,5 tấc.
  • Tác dụng: Khi bấm huyệt này, tác dụng tại.chỗ sẽ giúp trị chứng đau lưng, đau cột sống; Tác dụng toàn.thân giúp trị hoa mắt, sưng đau mắt, mắt có màng, chảy máu mũi, ho kèm đau tức ngực,.ho do tích tụ, hoàng đản, cuồng.

Đởm Du

  • Vị trí: Nằm ở hai bên của xương sống, phía dưới đốt xương sống thứ 10 ngang ra hai tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy). Lấy huyệt ở điểm gặp nhau của khu vực đường ngang qua đầu mỏm của gai đốt sống lưng thứ 10 và đường thẳng đứng phía ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.
  • Tác dụng: Trị chứng đầy bụng, đau ngực sườn, miệng đắng, nôn mửa, nuốt khó, hoàng đản, ho lao.

Huyệt Đởm Du nằm hai bên xương sống - Kinh túc thái dương bàng quang

Huyệt Đởm Du nằm hai bên xương sống – Kinh túc thái dương bàng quang

Tỳ Du

  • Vị trí:Huyệt này nằm hai bên của xương sống, phía.dưới đốt xương sống thứ 11 ngang ra 1,5 tấc (Giáp ất, Đồng nhân,.Phát huy, Đại thành). Lấy huyệt ở điểm gặp nhau của đường.qua đầu mỏm của gai đốt sống lưng 11 và đường.thẳng đứng phía ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.
  • Tác dụng: Tác dụng toàn thân giúp trị chứng đầy bụng,.lên cơn đau dạ dày, ăn nhiều mà vẫn gầy hoặc không muốn ăn,.nấc, ỉa chảy, hoàng đản, mạn kinh phong ở trẻ em, các chứng.bệnh về đờm, phù thũng.

Vị Du

  • Vị trí: Huyệt Vị Du nằm hai bên xương sống, phía dưới đốt xương sống thứ 12 đi ngang ra 1,5 tất (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy). Lấy huyệt ở điểm gặp nhau của khu vực đường ngang qua đầu của mỏm gai đốt sống lưng thứ 12 và đường thẳng đứng phía ngoài của mạch Đốc cách 1,5 tấc.
  • Tác dụng: giúp trị cơn đau dạ dày, chứng đầy bụng, lạnh bụng, không muốn ăn, ăn uống không ngon miệng, nôn, ợ hơi, sườn ngực đầy tức, trẻ nhỏ bú rồi nôn, ỉa chảy.

Tam Tiêu Du

  • Vị trí: Huyệt này nằm ở khu vực hai bên xương sống, dưới đốt xương sống thứ 13 ngang ra 1,5 tấc ( Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành). Lấy huyệt Tam Tiêu Du ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống thắt lưng 1 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.
  • Tác dụng: Bấm huyệt này sẽ giúp trị chứng đầy bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, ỉa chảy, kiết lỵ, phù thũng, đau cứng đốt sống lưng.

Thận Du

  • Vị trí: Huyệt Thận Du nằm hai bên xương sống,.phía dưới đốt xương sống thứ 14 đi ngang ra 1,5 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy,.Đại thành). Lấy huyệt này ở điểm gặp nhau của khu vực đường.ngang qua đầu mỏm gai đốt sống thắt lưng thứ 2 và.đường thẳng đứng phía ngoài mạch Đốc khoảng 1,5 tấc.
  • Tác dụng: Bấm huyệt này có tác dụng tại chỗ.và theo kinh trị chứng đau lưng, đầu váng,ù tai, hoa mắt;.Tác dụng toàn thân trị chứng bệnh liệt dương, di mộng tinh, đái đục, đái ra máu,.đái dầm, các bệnh về kinh nguyệt, khí hư, phù thũng.

Huyệt Thận Du trị chứng đau lưng

Huyệt Thận Du trị chứng đau lưng

Khí Hải Du

  • Vị trí: Nằm ở hai bên xương sống, phía dưới đốt xương sống.thứ 15 ngang ra 1,5 tấc (Đại thành). Lấy huyệt Khí Hải Du ở khu vực gặp nhau của đường ngang đi qua đầu mỏm gai.đốt sống thắt lưng thứ 3 và đường thẳng đứng.phía ngoài của mạch Đốc 1,5 tấc.
  • Tác dụng: Tác dụng tại chỗ khi bấm huyệt này là.trị chứng đau lưng; còn tác dụng toàn thân là trị chứng bệnh kinh nguyệt không đều, rong kinh cơ năng.

Đại Trường Du

  • Vị trí: Huyệt này nằm ở hai bên của xương sống,.phía dưới của đốt xương sống thứ 16 đi ngang ra 1,5 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành). Lấy huyệt ở khu vực điểm gặp.nhau của đường ngang đi qua đầu mỏm gai đốt sống thắt lưng 4 và.đường thẳng đứng phía ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.
  • Tác dụng: Tại chỗ giúp trị chứng đau bụng,.đau cứng lưng, không cúi ưỡn được; Theo kinh sẽ trị được bệnh bại liệt chi.dưới; Tác dụng toàn thân giúp trị chứng sôi bụng, chướng bụng,.đau quanh vùng rốn, ỉa chảy, táo bón, kiết lỵ.

Quan Nguyên Du (Kinh túc thái dương bàng quang)

  • Vị trí: Huyệt nằm ở hai bên xương sống, phía dưới đốt sống thứ 17 đi ngang ra 1,5 tấc (Đại thành). Lấy huyệt này ở điểm gặp nhau của đường ngang đi qua đầu mỏm gai đốt sống thắt lưng thứ 5 và đường thẳng phía ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.
  • Tác dụng: Trị chứng đau lưng tại chỗ và trị đầy bụng, ỉa chảy toàn thân.

Quan Nguyên Du nằm hai bên xương sống

Quan Nguyên Du nằm hai bên xương sống

Tiểu Trường Du

  • Vị trí: Nằm ở hai bên cột sống, phía dưới đốt xương sống thứ 18 đi ngang ra 1,5 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy). Lấy huyệt này ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu phía mỏm của gai đốt sống cùng thứ 1 và đường thẳng đứng phía ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.
  • Tác dụng: Toàn thân: Trị bệnh trĩ, di tinh, đái ra máu, đái dầm, đái dắt, đái buốt, đau tức bụng dưới, kiết lỵ.

Bàng Quang Du

  • Vị trí: Nằm hai bên xương sống phía dưới đốt xương sống thứ 19 ngang ra 1,5 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy). Lấy huyệt Bàng Quang Du ở điểm gặp nhau của khu vực đường ngang qua đầu mỏm của gai đốt sống cùng thứ 2 và đường thẳng đứng ngoài của mạch Đốc 1,5 tấc.
  • Tác dụng: Bấm huyệt này sẽ có tác dụng tại chỗ và theo kinh trị đau vùng xương cùng, đau lưng; Tác dụng toàn thân giúp trị đau sưng đường sinh dục ngoài, đái đỏ, đái dầm, đau bụng, ỉa chảy, táo bón.

Trung Lữ Du

  • Vị trí: Huyệt nằm hai bên của xương sống, phía dưới đốt sống thứ 20 ngang ra 1,5 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành). Lấy huyệt này ở điểm gặp nhau của khu vực đường ngang đi qua đầu mỏm của gai đốt sống cùng thứ 3 và đường thẳng đứng phía ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.
  • Tác dụng: Bấm huyệt tại chỗ và theo kinh trị chứng bệnh cột sống thắt lưng đau cứng; tác dụng toàn thân trị chứng kiết lỵ, thoát vị ruột.

Bạch Hoàn Du

  • Vị trí: Huyệt này nằm hai bên xương sống, ở phía dưới đốt xương sống thứ 21 ngang ra 1,5 tấc (Giáp ất, Đại thành, Phát huy). Lấy huyệt Bạch Hoàn Du ở điểm gặp nhau của đường ngang đi qua đầu mỏm của gai đốt sống cùng thứ 4 và đường thẳng đứng phía ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.
  • Tác dụng: Tác dụng tại chỗ và theo kinh sẽ giúp trị chứng đau vùng thắt lưng, sưng háng; Tác dụng toàn thân giúp trị chứng di tinh, kinh nguyệt không đều, khí hư, thoát vị ruột, lòi dom. 

Thượng Liêu

Vị trí: Thượng Liêu là huyệt nằm ở vị trí chỗ hổng thứ nhất, từ mỏm cao của vùng thắt lưng thứ nhất đi xuống 1 tấc, khu vực giữa chỗ lõm giáp với xương sống (Đồng nhân, Giáp ất, Phát huy, Đại thành). Lấy huyệt này ở ngay lỗ cùng thứ nhất.

Tác dụng: Trị chứng đau vùng thắt lưng cùng, đau dây thần kinh hông; tác dụng toàn thân khi bấm huyệt sẽ trị chứng bệnh kinh nguyệt không đều, sa tử cung, khí hư, bí đại tiểu tiện. 

Bấm huyệt Thượng Liêu trị kinh nguyệt không đều

Bấm huyệt Thượng Liêu trị kinh nguyệt không đều

Thứ Liêu

Vị trí: Huyệt nằm ở chỗ hổng thứ 2, giữa chỗ lõm giáp với xương sống (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành). Lấy huyệt ở ngay lỗ cùng thứ 2.

Tác dụng: Tác dụng tại chỗ khi bấm huyệt là trị chứng đau lưng lan xuống bộ phận sinh dục ngoài; Tác dụng theo kinh trị chứng đau dây thần kinh hông, chân tê yếu còn tác dụng toàn thân trị khí hư, kinh nguyệt không đều, băng huyết, di tinh, liệt dương, thoát vị, ỉa chảy, tiểu tiện không thông lợi.

Trung Liêu

Vị trí: Nằm ở chỗ hổng thứ 3, phía giữa chỗ lõm giáp với xương sống (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành). Lấy huyệt này ở ngay lỗ cùng thứ 3.

Tác dụng: Trị đau vùng thắt lưng cùng; tác dụng toàn thân sẽ giúp trị chứng kinh nguyệt không đều, khí hư, bí đái, táo bón.

Hạ Liêu

Vị trí: Huyệt Hạ Liêu nằm ở chỗ hỗng thứ 4, giữa của chỗ lõm giáp xương sống (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành). Lấy huyệt Hạ Liêu ở ngay lỗ cùng thứ 4.

Tác dụng: Tác dụng tại chỗ khi bấm huyệt này là trị đau vùng thắt lưng cùng; Tác dụng toàn thân giúp trị đau bụng dưới, táo bón, bí đái.

Hội Dương

Vị trí: Huyệt nằm hai bên xương cụt. (Đại thành). Lấy huyệt Hội Dương ở ngang đầu dưới xương cụt, mạch Đốc ngang ra khoảng 0,5 tấc.

Tác dụng: Tác dụng toàn thân khi bấm huyệt là trị chứng bệnh hư, liệt dương, kiết lỵ, trĩ, đi ngoài ra máu, ỉa chảy.

Thừa Phù

Vị trí: Huyệt nằm ở dưới mông, giữa vùng nếp mông (Phát huy, Đại thành). Lấy huyệt Thừa Phù ở phía trong chỗ lõm tạo nên bởi bờ dưới cơ mông to, bờ phía trong cơ hai đầu đùi và bờ ngoài cơ bán gân, giữa nếp mông, thẳng ụ ngồi của vùng xương chậu

Tác dụng: Bấm huyệt này có tác dụng tại chỗ là trị chứng đau vùng mông, đau dây thần kinh hông.

Ân Môn

Vị trí: Huyệt này nằm phía dưới huyệt Thừa phù khoảng 6 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành). Lấy huyệt Ân Môn ở trong khe của cơ bán gân và phía cơ hai đầu đùi, dưới nếp mông khoảng 6 tấc.

Tác dụng: Tác dụng tại chỗ và theo kinh khi bấm huyệt này sẽ trị chứng đau nhức vùng thắt lưng, đau nhức vùng đùi.

Vị trí của huyệt Ân Môn

Vị trí của huyệt Ân Môn

Phù Khích

Vị trí: Huyệt Phù Khích nằm trên huyệt Ủy trung 1 tấc (Đại thành). Lấy huyệt này ở trong góc tạo nên bởi bờ trong của cơ hai đầu đùi và bờ ngoài cơ bán mạc, trên khớp khoe 1 tấc.

Tác dụng: Bấm huyệt này có tác dụng tại chỗ và theo kinh trị chứng tê đau mông và đùi, đau giật ở vùng kheo và đầu gối.

Ủy Dương

Vị trí: Huyệt Ủy Dương nằm dưới huyệt Thừa phù.khoảng 16 tấc trước kinh Thái dương phía sau kinh Thiếu dương ở bờ ngoài của khu vực giữa kheo, giữa hai gân (Đại thành). Lấy huyệt này ở khu vực.đỉnh góc tạo nên bởi bờ trong của cơ hai đầu đùi và bờ trong của cơ.sinh đôi ngoài, ngoài huyệt Ủy trung khoảng 1 tấc (người bệnh phải.hơi co gối để lấy được huyệt này)

Tác dụng: Bấm huyệt này có tác dụng tại chỗ và theo kinh trị chứng bệnh chuột rút ở đùi và cẳng chân; Tác dụng toàn thân giúp trị đái rắt, đái đục.

Ủy Trung

Vị trí: Nằm ở giữa nếp ngang giữa khoeo chân (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy). Lấy huyệt Ủy Trung ở điểm giữa đường nối góc ngoài với góc trong của tứ giác kheo chân, khu vực chỗ có động mạch.

Tác dụng: Tác dụng tại chỗ giúp trị đau khớp gối; Tác dụng theo kinh sẽ trị chứng đau lưng, đau dây thần kinh hông; Tác dụng toàn thân giúp trị chứng thổ tả, cảm nắng.

Huyệt Ủy Trung trị chứng đau thần kinh hông

Huyệt Ủy Trung trị chứng đau thần kinh hông

Phụ Phân

Vị trí: Huyệt Phụ Phân nằm hai bên xương sống phía dưới.đốt xương sống thứ 2 đi ngang ra 3 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành). Lấy huyệt này ở điểm gặp nhau của.khu vực đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống lưng thứ 2 và đường thẳng.đứng ở phía ngoài mạch Đốc 3 tấc.

Tác dụng: Tác dụng tại chỗ và theo kinh giúp trị.chứng vai lưng co giật, cổ gáy cứng đau.

Phách Hộ

Vị trí: Huyệt nằm hai bên khu vực xương sống, phía dưới đốt xương sống thứ 3 đi ngang ra 3 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành). Lấy huyệt này ở điểm gặp nhau của đường ngang đi qua đầu mỏm gai đốt sống lưng thứ 3 và đường thẳng đứng phía ngoài mạch Đốc khoảng 3 tấc.

Tác dụng: Tác dụng tại chỗ và theo kinh giúp trị đau vai lưng, đau cứng cổ gáy; Tác dụng toàn thân trị lao phổi, ho, suyễn, khó thở.

Cao Hoang Du

Vị trí: Huyệt này nằm ở hai bên của xương sống, phía dưới đốt sống thứ 4 ngang ra 3 tấc (Đại thành). Lấy huyệt này ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống lưng 4 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 3 tấc (Tay nọ ôm vai kia để thấy xương bả vai kéo ra ngoài, cho huyệt lộ ra mới lấy được)

Tác dụng: Tác dụng toàn thân trị chứng bệnh lao phổi, ho, suyễn, ho ra máu, di mộng tinh, tiêu hóa kém, bị suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể và thiếu máu.

Bấm huyệt Cao Hoang Du trị chứng bệnh lao phổi - Kinh túc thái dương bàng quang

Bấm huyệt Cao Hoang Du trị chứng bệnh lao phổi – Kinh túc thái dương bàng quang

Thần Đường

Vị trí: Huyệt Thần Đường nằm hai bên của xương sống, phía dưới đốt xương sống thứ 5 ngang ra khoảng 3 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành). Lấy huyệt này ở điểm gặp nhau của đường ngang đi qua mỏm đầu mỏm gai của đốt sống lưng thứ 5 và đường thẳng đứng phía ngoài mạch của Đốc 3 tấc. Có thể lấy huyệt Cách quan trước sau đó lấy huyệt này.

Tác dụng: Tại chỗ giúp trị đau cứng lưng; Toàn thân trị bệnh ho, suyễn.

Y Hy

Vị trí: Huyệt Y Hy nằm hai bên xương sống, phía dưới đốt xương sống thứ 6, ngang ra 3 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành). Lấy huyệt này ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm của gai đốt sống lưng thứ 6 và đường thẳng đứng phía ngoài mạch Đốc khoảng 3 tấc. Có thể lấy huyệt Cách quan trước rồi lấy huyệt này.

Tác dụng: Tại chỗ và theo kinh giúp trị đau lưng, đau vai; Tác dụng toàn thân trị bệnh ho, suyễn, sốt không ra mồ hôi.

Cách Quan

Vị trí: Huyệt Cách Quan nằm hai bên xương sống, phía dưới đốt xương sống thứ 7 ngang ra 3 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành). Lấy huyệt này ở điểm gặp nhau của đường ngang đi qua đầu mỏm của gai đốt sống lưng thứ 7 và đường thẳng đứng phía ngoài mạch Đốc khoảng 3 tấc. Ở phía trên đường nối liền của hai đầu dưới xương bả vai, phía ngoài mạch Đốc 3 tấc.

Tác dụng: Tác dụng tại chỗ khi bấm huyệt này sẽ giúp trị chứng lưng đau cứng; Tác dụng toàn thân trị chứng ăn uống không được, nôn mửa, ợ hơi.

Hồi Môn

Vị trí: Huyệt này nằm hai bên của xương sống, phía dưới đốt xương sống thứ 9 ngang ra 3 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Đại thành). Lấy huyệt này ở điểm gặp nhau của đường ngang đi qua đầu mỏm gai đốt sống lưng thứ 9 và đường thẳng đứng ngoài mạch. 

Tác dụng: Tác dụng tại chỗ khi bấm huyệt này giúp trị đau lưng; Tác dụng toàn thân trị chứng đau ngực sườn, nôn mửa, ỉa chảy.

Dương Cương

Vị trí: Huyệt này nằm ở hai bên của xương sống, phía dưới đốt xương sống thứ 10 đi ngang ra 3 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Đại thành). Lấy huyệt này ở điểm gặp nhau của đường ngang đi qua đầu mỏm của gai đốt sống lưng thứ 10 và đường thẳng đứng phía ngoài của mạch Đốc khoảng 3 tấc. Có thể lấy huyệt Cách quan trước rồi sau đó lấy huyệt này hoặc dựa theo xương sườn cụt số 11 để xác định được đốt sống lưng thứ 11 và thứ 10.

Tác dụng: Tác dụng toàn thân giúp trị sôi bụng, đau bụng, ỉa chảy, hoàng đản.

Ý Xá

Vị trí: Huyệt Ý Xá nằm hai bên của xương sống, phía dưới đốt xương sống thứ 11 ngang ra 3 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành). Lấy huyệt này ở điểm gặp nhau của đường ngang đi qua đầu mỏm gai đốt sống lưng thứ 11 và đường thẳng đứng phía ngoài mạch Đốc 3 tấc. Dựa theo xương sườn cụt số 11 để xác định được đốt sống lưng thứ 11.

Tác dụng: Khi bấm huyệt này, tác dụng tại chỗ là trị chứng bệnh đau lưng; Tác dụng toàn thân giúp trị đầy bụng, sôi bụng, chứng bệnh ỉa chảy, nôn mửa, kém ăn, mắt vàng.

Vị Thương

Vị trí: Huyệt Vị Thương nằm ở hai bên xương sống, phía dưới đốt xương sống thứ 12 ngang ra 3 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành). Lấy huyệt này ở điểm gặp nhau của đường ngang đi qua đầu mỏm gai đốt sống lưng thứ 12 và đường thẳng đứng phía ngoài mạch Đốc 3 tấc. Dựa theo vùng xương sườn cụt số 12 để xác định được đốt sống lưng thứ 12.

Tác dụng: Tác dụng tại chỗ khi bấm huyệt này là giúp trị chứng bệnh đau lưng; Tác dụng toàn thân giúp trị đầy bụng, đau dạ dày, kém ăn.

Hoang Môn

Vị trí: Huyệt Hoang Môn nằm ở hai bên của xương sống, phía dưới đốt xương sống thứ 13 đi ngang ra 3 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành). Lấy huyệt này ở điểm gặp nhau của đường ngang đi qua đầu mỏm gai đốt sống thắt lưng thứ 1 và đường thẳng đứng phía ngoài mạch Đốc 3 tấc. Có thể dựa theo xương sườn để xác định đốt sống thắt lưng thứ 12 rồi lấy xuống dưới 1 đốt.

Tác dụng: Tác dụng toàn thân giúp trị chứng đau bụng trên, khối u ở bụng, táo bón.

Chí Thất

Vị trí: Huyệt Chí Thất nằm hai bên của xương sống phía dưới đốt xương sống thứ 14 ngang ra 3 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành). Lấy huyệt này ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống thắt lưng thứ 2 và đường thẳng đứng ngoài mạch của mạch Đốc khoảng 3 tấc. Dựa theo phần xương sườn để xác định được đốt sống thắt lưng thứ 12 rồi lấy xuống dưới 2 đốt.

Tác dụng: Trị chứng đau cứng thắt lưng tại chỗ; Tác dụng toàn thân trị chứng bệnh mộng tinh, liệt dương, đái rắt, bí đái, sưng đau bộ phận sinh dục ngoài, ăn không tiêu, phù thũng.

Vị trí của huyệt Chí Thất trên cơ thể - Kinh túc thái dương bàng quang

Vị trí của huyệt Chí Thất trên cơ thể – Kinh túc thái dương bàng quang

Bào Hoang

Vị trí:  Huyệt này nằm ở hai bên xương sống, phần chỗ lõm phía dưới đốt xương sống thứ 10 ngang ra 3 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành). Lấy huyệt này ở điểm gặp nhau của đường ngang đi qua đầu mỏm gai đốt sống cùng thứ 2 và đường thẳng đứng phía ngoài mạch Đốc 3 tấc. Hoặc cũng có thể dựa vào lỗ cùng 2 ngang ra để lấy huyệt.

Tác dụng: Tại chỗ và theo kinh sẽ giúp trị đau vùng thắt lưng, cùng; Tác dụng toàn thân sẽ trị chứng đầy bụng, sôi bụng.

Trật Biên

Vị trí: Huyệt Trật Biên nằm hai bên xương sống, dưới đốt xương sống thứ 21 ngang ra 3 tấc (Giáp ất, Đại thành). Lấy huyệt này ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đi đầu mỏm gai đốt sống cùng thứ 4 và đường thẳng đứng phía ngoài mạch Đốc 3 tấc. Hoặc có thể lấy huyệt dựa vào lỗ cùng 4 ngang ra để lấy. .

Tác dụng: Bấm huyệt này có tác dụng tại chỗ và theo kinh giúp trị đau vùng thắt lưng cùng, trĩ, liệt chi ở dưới.

Hợp Dương

Vị trí: Hợp Dương là huyệt nằm giữa nếp nhăn ngang của khoeo chân xuống 2 tấc (Giáp ất, Đồng nhân). Lấy huyệt này ở đỉnh của góc dưới tứ giác kheo được tạo nên bởi phần trên cơ sinh đôi ngoài và cơ sinh đôi trong. Thẳng phía dưới huyệt Ủy trung khoảng 2 tấc.

Tác dụng: Tại chỗ và theo kinh khi bấm huyệt này là giúp trị đau vùng thắt lưng, đau nhức phần chi dưới, teo chi dưới, khí hư, đau thoát vị.

Thừa Cân

Vị trí: Huyệt này nằm ở chính giữa của phần bắp chân, phía trong chỗ lõm (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy). Lấy huyệt này ở phần chính giữa đường nối huyệt của huyệt Hợp dương và huyệt Thừa sơn.

Tác dụng: Bấm huyệt này có tác dụng tại chỗ và theo kinh sẽ giúp trị đau cẳng chân, liệt chi dưới, đau giật ở thắt lưng, chuột rút bắp chân; Tác dụng toàn thân giúp trị bệnh trĩ, táo bón.

Thừa Sơn

Vị trí: Huyệt Thừa Sơn nằm dưới bắp chân, phía trong chỗ lõm của khe bắp thịt (Giáp ất, Đồng nhân, Đại thành). Lấy huyệt này ở khu vực đỉnh của góc tạo nên bởi đầu dưới phần thịt cơ sinh đôi ngoài và trong, chỗ phần tiếp giáp ở sau bắp cẳng chân. 

Tác dụng: Trị chứng chuột rút bắp chân, đau sưng mỏi phần bắp chân; Tác dụng theo kinh trị đau thắt lưng, đau dây thần kinh hông; tác dụng toàn thân sẽ trị chứng ỉa ra máu, lòi dom, trĩ, thổ tả.

Phi Dương

Vị trí: Phi Dương là huyệt nằm ở khu vực trên mắt cá ngoài chân khoảng 7 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành). Lấy huyệt này ở chỗ tiếp nối giữa phần thịt và phần gân của bờ ngoài cơ sinh đôi ngoài trên chân, trên huyệt Côn lôn khoảng 7 tấc, phía ngoài và phía dưới huyệt Thừa sơn độ khoảng 1 tấc.

Tác dụng: Bấm huyệt Phi Dương sẽ có tác dụng tại chỗ là giúp giảm đau cẳng chân; Tác dụng theo kinh trị chứng chân và lưng yếu mỏi không có sức, chứng bệnh đau đầu hoa mắt, ngạt mũi, chảy máu mũi; Tác dụng toàn thân sẽ trị bệnh trĩ, đau nhức các khớp, sốt nhưng không ra mồ hôi.

Phụ Dương

Vị trí: Huyệt nằm ở trên mắt cá ngoài chân 3 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành). Lấy huyệt này ở trên khu vực huyệt Côn lôn khoảng  3 tấc, phía trong khe của cơ mác bên ngắn và cơ dép.

Tác dụng: Tác dụng theo kinh trị chứng đau sưng mắt cá ngoài, liệt chi dưới, chuột rút, đau vùng thắt lưng cùng, nặng đầu, đau đầu.

Côn Lôn

Vị trí: Huyệt Côn Lôn nằm ở sau mắt cá ngoài chân 5 phân chỗ lõm trên xương gót (Đồng nhân, Phát huy, Đại thành). Xác định khu vực nào là chỗ cao nhất của mắt cá ngoài chân và bờ ngoài gần gót chân thì huyệt nằm ở chỗ lõm giữa 2 vị trí này.

Tác dụng: Tại chỗ khi bấm huyệt này sẽ trị đau, sưng khớp cổ chân; Tác dụng theo kinh giúp trị đau thắt lưng và không cúi ngửa được, đau rút lưng vai, đau thần kinh hông, bị cứng cổ gáy, đau đầu, đau mắt, hoa mắt, chảy máu mũi; Tác dụng toàn thân trị chứng trẻ em bị kinh giật, đẻ khó, sót rau, rau bong chậm.

Bộc Tham

Vị trí: Nằm trong chỗ lõm phía dưới xương gót chân (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành). Xác định khu vực bờ trên mặt ngoài xương gót chân, huyệt này nằm ở sát bờ trên xương gót và thẳng huyệt Côn lôn xuống.

Tác dụng: Tại chỗ giúp trị đau gót chân; Tác dụng theo kinh trị bại liệt chi dưới, chuột rút, đau lưng; Toàn thân sẽ giúp trị bệnh điên.

Thân Mạch

Vị trí: Nằm ở chỗ lõm phía dưới mắt cá ngoài chân khoảng 5 phân, cách chỗ thịt trắng bằng móng tay (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành). Có thể tìm huyệt này bằng cách sờ tìm rãnh cơ mác ở dưới mắt cá ngoài chân, huyệt nằm ở trong rãnh thẳng đầu nhọn mắt cá ngoài xuống độ 0,5 tấc ( gấp duỗi bàn chân để tìm gân cơ)

Tác dụng: Tại chỗ và theo kinh trị chứng đau cổ chân, gối và cẳng chân, hay không có sức, đau lưng, váng đầu, hoa mắt, chóng mặt; Tác dụng toàn thân sẽ trị chứng điên cuồng, động kinh vào ban ngày, sợ rét, tự ra mồ hôi.

Huyệt Thân Mạch trên cơ thể - Kinh túc thái dương bàng quang

Huyệt Thân Mạch trên cơ thể – Kinh túc thái dương bàng quang

Kim Môn

Vị trí: Huyệt Kim Môn nằm dưới mắt cá ngoài chân, sau huyệt Khâu khư và trước huyệt Thân mạch (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành). Lấy huyệt này ở chỗ lõm, dưới huyệt Thân mạch 0,5 tấc hơi chếch về phía trước và sát bờ xương hộp.

Tác dụng: Bấm huyệt này có tác dụng tại chỗ và theo kinh trị đau sưng mắt cá ngoài, đau tê chi dưới; Tác dụng toàn thân trị chứng động kinh, trẻ em kinh phong, chuột rút.


Kinh Cốt

Vị trí: Nằm dưới xương to phía ngoài bàn chân phần chỗ lõm trên của quãng thịt trắng đỏ giáp nhau (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành). Lấy huyệt này ở chỗ lõm phía trên đường tiếp giáp da gan chân với mu chân và ngang chỗ tiếp nối của thân với đầu sau của xương bàn chân thứ 5.

Tác dụng: Tác dụng tại chỗ khi bấm huyệt này là trị đau phía ngoài bàn chân; Theo kinh sẽ trị đau khớp háng, đau phần thắt lưng, đau cứng vùng gáy, đau đầu, hoa mắt, mắt có màng, đau mắt, chảy máu mũi; Toàn thân trị bệnh sốt rét, động kinh, tim đập hồi hộp.

Thúc Cốt

Vị trí: Huyệt nằm ở mé ngoài của ngón chân út, phần chỗ.lõm sau khớp bàn ngón chân (Giáp ất, Phát huy, Đại thành). Lấy huyệt này ở chỗ lõm trên đường tiếp giáp phần da gan chân với.mu chân và ngang qua chỗ tiếp nối của thân với đầu trước.xương bàn chân thứ 5.

Tác dụng: Bấm huyệt Thúc Cốt sẽ có tác dụng.tại chỗ trị chứng đau phía ngoài bàn chân; Tác dụng theo kinh trị đau cẳng chân,.đùi, hông, vùng xương cùng, lưng, cổ, gáy và đầu, đau.mắt đỏ, hoa mắt; Toàn thân giúp trị sốt có sợ gió, sợ lạnh, kiết lỵ, trĩ, điên cuồng.

Thông Cốc

Vị trí: Nằm ở mé ngoài của ngón chân út.phần chỗ lõm trước khớp bàn ngón, chân ( Giáp ất, Phát huy, Đại thành). Lấy huyệt này ở.khu vực chỗ lõm trên đường tiếp giáp da gan chân với mu chân.và ngang phần tiếp nối của thân với vùng đầu sau đốt 1 xương ngón chân thứ 5. Ngang đầu ngoài nếp gấp của ngón chân và bàn chân.

Tác dụng: Tác dụng tại chỗ trị đau ngón chân út; Theo kinh trị.đau nặng đầu gáy, hoa mắt, chảy máu mũi; Toàn thân giúp giảm chứng ăn không tiêu, hay sợ.

Chí Âm (Kinh túc thái dương bàng quang)

Vị trí: Huyệt Chí Âm nằm ở mé ngoài ngón chân út,.cách khu vực gốc móng chân bằng lá hẹ ( Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại.thành). Lấy huyệt này ở trên đường tiếp giáp da gan chân với mu.chân ở khu vực cạnh ngoài ngón út và ngang với gốc móng chân út,.nằm ở ngoài gốc ngoài gốc móng chân út độ khoảng 0,2 tấc.

Tác dụng: Tác dụng tại chỗ khi bấm huyệt này sẽ trị nóng gan bàn chân; Tác dụng theo kinh sẽ trị đau đầu, mắt có màng, ngạt mũi, chảy máu mũi; Toàn thân trị chứng bệnh di tinh, đẻ khó, sót nhau, tâm phiền, đái khó.

Trên đây là những thông tin cơ bản về các huyệt đạo Kinh Túc thái dương bàng quang và tác dụng cơ bản của các huyệt này. Với hệ thống lên đến 67 huyệt khác nhau, Kinh Túc thái dương bàng quang sẽ có những tác động rất lớn đến việc điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe của con người.


Bài viết này dành cho những người đang.có nhu cầu tìm hiểu về các huyệt đạo trên cơ thể cũng như tác dụng và cách bấm huyệt.để chữa bệnh, nâng cao sức khỏe. Hy vọng rằng những thông tin thiết.thực trên đây về hệ thống huyệt đạo Kinh Túc thái dương bàng quang sẽ giúp.bạn có thêm kiến thức khi sử dụng phương pháp bấm huyệt để chữa bệnh và nâng cao sức khỏe. Chúc bạn ứng dụng tốt phương pháp bấm huyệt này để có sức khỏe ngày càng tốt hơn nhé! .








Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn