Đường đi:
Từ huyệt trung phủ (khoang liên sườn II cắt rãnh đen ta ngực), xuống mặt trước ngoài cánh tay, khuỷu tay, cẳng tay, qua cổ tay và ô mô cái gan tay, tận cùng ở góc ngoài chân móng ngón tay cái.
![]() |
Kinh Thủ Thái Âm Phế |
Liên quan:
Tương quan biểu lý với đại trường, liên quan đến mũi- họng.
Đại trường và phế cùng liên quan tiết đoạn C6. → C7 cùng mé đầu ngón tay
Chỉ định điều trị :
Đau thần kinh liên sườn, đau các khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp vai, đau thần kinh quay, đau đám rối thần kinh cánh tay…
Ho tắc ngạt mũi, ho hen khó thở, viêm mũi dị ứng, cảm mạo có sốt, đầy trướng bụng, rối loạn tiểu tiện.
Các huyệt thường dùng:
Xích trạch (LU5):
Vị trí: nằm trên lằn chỉ khuỷu tay, sát bờ ngoài gân cơ nhị đầu.
Huyệt vừa có tác dụng tại chỗ, vừa có tác dụng toàn thân (như tác dụng của kinh phế).
Liệt khuyết (LU 7):
Vị trí: trên lằn chỉ cổ tay 1,5 thốn, huyệt ở bờ ngoài gân cơ ngửa dài.
Thái uyên (LU9):
Vị trí: nằm trên lằn chỉ cổ tay, nơi tiếp giáp giữa đầu dưới xương trụ và xương thuyền.
Huyệt có tác dụng tại chỗ vừa có tác dụng toàn thân.
Thiếu thương (LU11):
Vị trí: cách góc ngoài nền móng tay ngón cái 2 ly.
Ngoài tác dụng chung huyệt còn có tác dụng chữa sốt cao, choáng, truỵ mạch (cảm gió), say nắng, say nóng.